Kỳ lạ thay, một ngày các xe hút bồn cầu hút ở hàng chục địa điểm với lượng chất thải rất lớn nhưng bồn xe không bao giờ đầy, cũng không chở đi xử lý. Vậy chất thải từ hút hầm cầu đổ ở đâu? đi về đâu?
- 📌 Từ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu – Kỳ 2: Vạch mặt băng ‘làm láo, ăn thật’
- 📌 Điều tra thâm nhập ‘lò’ dán bậy – Kỳ 1: Theo chân ‘thợ’ dán quảng cáo lôi kéo khách hàng
Suốt thời gian dài đeo bám xe rút hầm cầu và xác minh cuối cùng các giả thiết về việc chất thải hầm cầu được xả thải ra sông ngòi, kênh rạch đều bị loại bỏ. Bây giờ, thủ đoạn “hô biến” chất thải đã được các đối tượng nâng cấp một cách tinh vi hơn rất nhiều.
1. Bồn xe hút hầm cầu… không đáy
Giữa tháng 10, chúng tôi bắt đầu chú ý đến chiếc xe bồn hút hầm cầu 50H-05771 có ghi: “Công ty TNHH vệ sinh môi trường số 1 Sài Gòn”. Xe này đang đậu cùng chành với xe của Nguyễn Bá Đạt (Công ty Nam Bắc), được tay này nhiều lần khẳng định “gà chung một mẹ”.
Ngày 12-10 chúng tôi ghi nhận xe này chạy hút hầm cầu nhiều nơi từ TP.HCM đến Bình Dương với quãng đường trên 126km.
Tiếp đó, ngày 13-10, xe này di chuyển quãng đường gần 164km, hút hầm cầu ở nhiều điểm từ TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai. Thế nhưng cũng như các lần trước đó, dù hút nhiều nhưng bồn xe không bao giờ đầy và xe này cũng không vào công ty môi trường để xử lý chất thải. Không chỉ xe 50H-05771, xe 29H-83149 của Nguyễn Bá Đạt các ngày từ 7, 8, 9, 10 tháng 10 đều không vào bất kỳ công ty xử lý chất thải nào ở TP.HCM hoặc Bình Dương để xử lý.
Ngay cả Nguyễn Văn Thành – giám đốc Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group – từng khẳng định có hợp đồng xử lý chất thải tại bốn công ty ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM (tài liệu chúng tôi có được xác định công ty này có đăng ký xử lý ở Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Hòa Bình – TP.HCM cho xe 29C-80483), nhưng cả hai xe 51E-20432 và 51D-81921 từ ngày 7 đến 21-10 đều không ghi nhận đi xử lý dù lịch trình đi hút hầm cầu dày đặc.
Ngoài các xe hút hầm cầu nước thải đổ đi đâu nêu trên, chúng tôi còn đặt nhiều nghi vấn về hành tung bí ẩn của chiếc xe thùng (xe tải chứa bồn giấu kín bên trong) biển số 61C-02093 của Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Cũng giống như các loại xe bồn trần khác, ngày 10-10, chiếc xe này sau khi hút hầm cầu cho bốn khách ở TP Thủ Đức chạy một mạch về nằm gọn trong sân nhà tại hẻm số 5 đường Trần Hưng Đạo (phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Tiếp tục giám sát đến ngày hôm sau xe này vẫn đi hút mà không hề đi xử lý chất thải, mọi người thắc mắc xe hút hầm cầu đổ đi đâu?
2. Vậy hút hầm cầu đổ đi đâu?
Chất thải không đưa đi xử lý, vậy chất thải về đâu? Quá trình đeo bám các xe hút hầm cầu, chúng tôi phát hiện nhiều điểm bất thường khi các đối tượng nhiều lần dùng vòi xả… để hút.
Theo Nguyễn Bá Đạt, tùy vào thực tế sẽ tính toán việc xả ngay xuống hầm nhà dân hoặc công ty. “Chủ yếu là hút lên đổ xuống. Cuối cùng lúc nghiệm thu xong chỉ còn xe không ra về thôi”, Đạt tiết lộ mánh khóe “hô biến” chất thải khi hút cho các công ty.
Đạt tiết lộ: “Chuyến đầu hút khoảng ba xô, mình báo xe đầy rồi cho xe đi ra hợp thức việc đi xử lý. Hoặc mình hút khoảng nửa xe thì chạy ra rồi quay lại đổ xuống bể. Như vậy xe mình còn gì trong bồn đâu mà phải đi xử lý”.
Bằng thủ đoạn này, ngày 4-10, nhóm Đạt đã “phù phép” xử lý chất thải tại Công ty THHH quốc tế G.L.J. Đồng Nai (thuộc Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Đồng Nai). Tại đây, Đạt không chỉ nâng khống thể tích chất thải lên 33m3 (thực tế không hút mét khối nào) thu lợi gần 14 triệu đồng, mà toàn bộ nước thải sau khi được thu gom đều được “trả lại” bằng cách đổ thẳng xuống hầm xử lý của công ty này.
Đạt khẳng định để làm được điều này phải “ăn rơ” với nhân viên công ty. “Cũng phải chạy ra chạy vào ba lần, mỗi lần báo xe 11m3 cho khớp 33m3 hợp thức hóa rồi xả xuống khu xử lý chất thải của công ty”, Đạt nói.
Còn với nhà dân thì sao? Đạt nói thẳng: “Hút từ nhà này chở qua thổi thẳng xuống cống của nhà khác”. Đơn cử như Cơ sở bán trú tiểu học tại quận Gò Vấp, Trường mầm non Việt Anh (Bình Dương) và hộ dân trên đường Thới Sơn 31 (huyện Hóc Môn) vừa bị nhóm của Đạt ăn tiền, vừa bị thổi chất thải trên xe xuống cống thoát hầm cầu mà không hề hay biết. “Xe chỉ 7,5m3 nếu không đổ vậy chỉ cần hút ba nhà là đầy bồn, không thổi xuống thì hút kiểu gì. Đã không đổ thì thôi, mỗi lần đổ là phải đổ bằng hết”, Đạt phân tích và cho biết thêm đôi khi cũng xảy ra tình trạng bất khả kháng phải “cõng” hàng đi đổ ở nhà máy xử lý chất thải.
Với chiêu thức nâng khống và “hô biến” chất thải này, có ngày xe của Đạt chạy được 15 – 20 chuyến. Với số chuyến nêu trên thì mội ngày phải hút khoảng 100m3 chất thải và nếu đi xử lý đúng quy định phải mất ba ngày.
3. Xả đổ hầm cầu thẳng xuống đất trống
Theo điều tra, ngoài nhẫn tâm xả thẳng chất thải xuống cống nhà dân hoặc công ty, các đối tượng này còn ngang nhiên “giải quyết sự cố” bằng việc dùng xe hút hầm cầu đổ xả thẳng chất thải ra môi trường.
Giám sát dàn xe hút hầm cầu của ông Nguyễn Văn Thành suốt thời gian dài, chúng tôi ghi nhận dàn xe này thường lui tới một khu đất trống rộng 4.000m3 trên đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức). Khu đất này do Công ty cổ phần nông hải sản súc sản Sài Gòn quản lý, được bao bọc ba mặt xung quanh bằng tường cao kiên cố, mặt còn lại giáp với rạch Gò Dưa. Khu đất này hiện đang được công ty giao cho ông Hùng (ngoài 60 tuổi) trông nom. Dù cỏ mọc um tùm nhưng dễ dàng nhận thấy nhiều vệt bánh xe in hằn…
Vị trí căn nhà hoang nằm giữa khu đất chính là địa điểm mà ông Nguyễn Văn Thành thường cho xe đến đổ chất thải hầm cầu vào mỗi buổi sáng. Cứ cách một ngày ông Thành lại cho xe đến đổ bậy chất thải. Bình thường cửa khu đất luôn khóa im ỉm nhưng khi xe chở chất thải của ông Thành sắp đến là cánh cổng này lập tức mở sẵn.
Khoảng 9h30 ngày 21-10, chúng tôi thấy xe 51E-20432 của ông Thành lao vào khu đất. Xe vừa vào, cánh cửa nhanh chóng được khép lại. Như quá quen thuộc với việc xả bậy, ông Thành bình thản lùi xe vào căn nhà hoang rồi nhanh chóng nâng bồn, mở van “xả”. Nước thải đen, đặc quánh phun ồ ạt từ xe xuống khu đất, mùi hôi thối bốc ra ngộp thở. Chỉ trong vòng chưa đầy bảy phút toàn bộ chất thải hầm cầu (loại 8m3) được thải lênh láng khắp khu đất này. Tại đây, nước thải lâu ngày tạo thành vũng sình bốc mùi ô nhiễm.
Không chỉ lần này, tài liệu hút hầm cầu đổ đi đâu của Tuổi Trẻ ghi nhận vào khuya 7-10 xe 51D-81921 vào khu đất này xả bậy. Đặc biệt xe 51E-20432 là phương tiện được ông Thành “tin dùng” liên tục vào khu đất các ngày 13-10, 17-10, 19-10, 21-10, 25-10… xả bậy.
4. Xe hút hầm cầu đổ bậy – Đi đêm có ngày gặp ma
Tuy rất tự tin về khả năng “hô biến” chất thải, nhưng Nguyễn Bá Đạt nói cũng từng gặp tai nạn hút hầm cầu đổ đi đâu cũng được. Có lần khi đang ra sức thổi chất thải xuống hầm nhà dân, tấm đan bất ngờ bị bung khiến chất thải tung tóe khắp trần nhà. Ngoài ra, Đạt còn bị người dân quay video “bóc phốt” trên mạng. Đặc biệt từng có “đồng nghiệp” của Đạt đổ bậy chất thải xuống cống bị người dân quay phim, sau đó công an đi theo lần về tận bãi tịch thu luôn xe.
5. Góc bình luận và nhận xét hút hầm cầu đi đổ bậy
1. Quốc Lê cảnh
“Pháp luật cần có các biện pháp chế tài thật mạnh để xử lý những hành vi mất nhân tính của những tổ chức, cá nhân hành nghề như bài báo đã nêu. Cảm ơn nhà báo.”
2. Hiep Chau
“Cảm ơn báo Tuổi Trẻ vì những bài phóng sự vì nhân dân. Phải có người đứng ra tố cáo thì người dân mới biết và phòng tránh, đồng thời truy tố trách nhiệm hình sự những cơ sở làm ăn gian dối.”
3. Trung Thiện
“Tui cũng là nạn nhân. Bọn này hung hăng lắm.”
4. nguyễn đình thiêm
“Tôi đã chứng kiến tận mắt xe hút hầm cầu đổ chất thải xuống ống cống chân cầu vượt Quang Trung gần đối diện với cổng vào phần mềm Quang Trung.”
5. Nam
“Đề xuất tịch thu xe sung công quỹ và phạt thêm 150 triệu đồng.”
6. Johny
“Bây giờ có nhiều hóa chất và men vi sinh xử lý hầm cầu bị nghẹt hoặc chống tắt nghẽn, mấy xe này thất nghiệp bây giờ. Tại người dân chưa quen dùng men vi sinh và hóa chất xử lý đó thôi. Ra chợ hoặc lên mạng bán đầy.”
7. nguyen
“Cốt lõi vấn đề vẫn là chúng ta chả có hệ thống xử lý chất thải gì sất. Chất thải không tự mất đi, chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.”
8. TON ANH
“Hút hầm cầu mà dám quảng cáo thì cứ tránh xa ra cho nó lành…”
9. Cuong Nguyen
“Tôi cũng bị một lần bây giờ đọc bài này mới nhớ.”
10. Minh Lê văn
“Loạt bài rất hay, cảm ơn báo Tuổi Trẻ.”
11. lê thanh
“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xả thải gây ô nhiễm môi trường, đủ xử lí hình sự rồi, mong sớm truy bắt hết bọn này.”
12. nghialuong
“Gian lận kiểu này nên cho vào tù.”
13. Hong Nguyen
“Rồi chỗ nào uy tín để hút hầm cầu đây ạ? Mình hút hầm cầu mấy tháng trước, tới giờ đọc báo mới biết bị lừa luôn. Giờ muốn hút hầm cầu cũng chẳng biết tìm ai nữa ạ.”
14. Dai Di
“Đúng là chỉ có báo Tuổi Trẻ mới đủ tầm ra những phóng sự điều tra hút hầm cầu đổ đi đâu hay như vầy.”
15. TVT
“Cái này gọi là ăn bẩn đúng nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nếu đủ yếu tố xử lý hình sự để răn đe.”
16. Nam
“Nhà tôi bị xe bọn này lừa cách đây 3 năm, hố 4m3 chúng hút xe 5m3. 3 tháng sau vẫn bị nghẹt, mở ra bồn cầu vẫn đầy ắp!”
17. Anh Thư
“Mấy công ty môi trường kiểu này ăn dày quá…”
18. Văn Dự
“Số nào dán quảng cáo thì khoá ngày số đó là được.”
19. Duy Bảo
“Rất ghi nhận sự tâm huyết của phóng viên báo Tuổi Trẻ. Các tin như thế này phải được khui ra để xã hội tốt đẹp hơn.”
20. Phong
“Tức quá, phải chỉ lừa tiền mà bọn này còn gây ô nhiễm môi trường, tốn thời gian của chủ nhà.”
21. NGUYẾN DUY TÂN PHÚ
Không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn tác giả và báo Tuổi Trẻ đã kỳ công theo dõi và bóc trần được thủ đoạn bẩn này của những người làm dịch vụ hút hầm cầu.
22. Trần
“Với sự tán tận lương tâm, chúng đã trục lợi kinh khủng suốt bao lâu nay. Thật sự kinh khủng.
Nhưng cũng không biết phải liên hệ ai nếu bồn cầu bị tắc dù dùng vi sinh rồi, ngoài những thông tin trên mạng hoặc thấy được….”
23. Võ văn khánh
Kiểu làm ăn gian dối như thế này phải bị xử lý thật mạnh tay, nghiêm khắc. Không thể để bọn bất lương này tồn tại được.